Ứng dụng của thước xám ngành may:
Thước xám là dụng cụ nằm trong bộ thiết bị tiêu chuẩn đo độ bền màu thường được sử dụng trong lĩnh vực dệt may. Thước xám đo độ bền màu được ứng dụng rất nhiều trong các thí nghiệm kiểm tra màu vải như: đo độ bền màu ma sát, đo độ bền màu giặt khô, đo độ bền màu giặt, độ bền màu ánh sáng, độ bền màu với mồ hôi,.. Mỗi phương pháp sẽ sử dụng một loại máy hoặc thiết bị riêng.
Giới thiệu thước xám dùng để so màu:
Độ bền màu phản ánh khả năng kháng sự phai màu của vật liệu dệt khi chịu tác dụng cơ học hoặc động học. Độ bền màu phụ thuộc vào các yếu tố như: Chất lượng loại thuốc nhuộm, độ đậm nhạt khi nhuộm, quá trình xử lý tẩy nhuộm… Do đó kiểm tra độ bền màu sắc cho bất kỳ sản phẩm nhuộm hoặc in là vấn đề rất quan trọng của ngành công nghiệp dệt may.
Thước xám ngành may có 2 thương hiệu được ưa chuộng nhất hiện nay là thước xám AATCC và thước xám SDCE.
Thước xám (Gray Scale) về cơ bản sẽ chia ra làm 2 loại: thước xám đánh giá thay đổi màu (Gray Scale for color change) và Thước xám đánh giá độ bền màu nhuộm (Grey scales for staining).
Thước xám đánh giá thay đổi màu:
Thước xám bao gồm 10 cặp màu xám đánh số từ 1 đến 5. Số 5 có hai màu xám giống hệt nhau, số 1 màu xám cho thấy sự tương phản lớn nhất và số 2, 3 và 4 có sự tương phản trung gian, mức độ tương phản tăng dần từ 5 xuống 1. Tương ứng với độ bền màu giảm dần.
Mẫu màu sau khi kiểm tra sẽ được so màu với mẫu màu ban đầu ( không kiểm tra) và so sánh độ tương phản, dựa vào thang trên thước xám để đánh giá. Nếu không có sự thay đổi về màu sắc của mẫu kiểm tra so với màu ban đầu, mẫu đó ở thang ‘5’ tức là độ bền màu rất tốt, tương tự sự thay đổi màu của mẫu quá nhiều gây ra tương phản như cặp xám số 1, vải bị đánh giá là độ bền màu rất kém.