“Theo báo cáo của Tổ chức lao động quốc tế vào tháng 7-2016, khoảng 70% vị trí công việc tại Việt Nam có nguy cơ cao bị thay thế bởi tự động hóa.
Ước tính có khoảng 86% lao động trong các ngành dệt may - da giày và 75% lao động trong ngành điện tử của Việt Nam có thể phải đối mặt với nguy cơ tự động hóa cao do những tiến bộ về khoa học kỹ thuật.
Trong khi đó, theo báo cáo của Tổng cục thống kê, tính đến hết năm 2016, Việt Nam có gần 55 triệu lao động trong độ tuổi từ 15 trở lên. Trong số này, chỉ có 7,8 triệu người đã qua đào tạo, chiếm 15,5%. Như vậy cả nước có đến 84,5% số người làm việc chưa qua đào tạo. ”
Việt Nam có trình độ tay nghề thấp hơn các quốc gia khác trong khu vực. Việc đào tại kiến thức, các kỹ năng vẫn còn nhiều hạn chế, đồng thời việc chuyển dịch cơ cấu lao động chậm hơn nhiều nếu so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chính những yếu tố đó sẽ là thách thức lớn cho lao động Việt Nam khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 được mở ra. Nếu trình độ tay nghề của người lao động nước ta thấp và không bắt kịp được những cải tiến của khoa học công nghệ sẽ dẫn đến trong tương lai nhiều người lao động bị thất nghiệp. Đặc biệt là công nhân tại các công ty dệt may, lắp ráp sửa chữa thiết bị hay lao động nông nghiệp
Để nắm bắt được xu thế công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải thay đổi đào tạo
Cần mở rộng đào tạo các ngành, nghề mới hoặc bổ sung, cập nhật các kiến thức, kỹ năng của công nghiệp 4.0 trong chương trình đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời nâng cao trình độ bồi dưỡng năng lực đội ngũ giảng viên. Làm sao để trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng sau này ứng dụng được trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.