Hàng giả hàng nhái ngành dệt may tràn khắp thị trường

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hàng giả, hàng nhái của ngành dệt may làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Đây là thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp phải giải quyết, đồng thời cần sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý.


“Thống kê từ Cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương cho thấy, mỗi năm, lực lượng này phát hiện và xử lý trên 100.000 vụ việc liên quan đến hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Trong đó, sản phẩm dệt may, thời trang chiếm phần lớn.

Kết quả khảo sát của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) tại 6 chợ bán buôn hàng may mặc, gồm: Chợ Đồng Xuân, Ninh Hiệp, Rồng, Nghệ, Sắt và chợ Soái Kinh Lâm cũng cho thấy, hầu hết quần áo bán tại đây có xuất xứ Trung Quốc. Nhiều hàng nhái thương hiệu nổi tiếng như Adidas, Nike, Burberry… Không chỉ thương hiệu thời trang nước ngoài mà ngay sản phẩm trong nước cũng bị làm nhái. Nhiều cửa hàng bán quần áo may sẵn treo biển không rõ ràng như "Sơ mi Việt Tiến" "Cửa hàng May 10"… với mục đích làm cho khách hàng nhầm lẫn cửa hàng là đại lý của các công ty may lớn như Việt Tiến, May 10. ”

Vậy tại sao hàng giả hàng nhái lại tràn khắp thị trường?

Nguyên nhân là do các sản phẩm chính hãng có giá khá cao so với mức sống của một số người dân. Nên nhiều người tận dụng những thương hiệu nổi tiếng để tạo ra hàng giả hàng nhái với giá rẻ hơn rất nhiều lần để thu hút người tiêu dùng. Nhưng cũng có những người biết hàng giả vẫn mua do có giá rẻ. Trên thị trường có rất nhiều thương hiệu bị làm hàng nhái nhìn rất giống nhau, chỉ thay đổi một vài chi tiết nhỏ như 1 chữ cái hay màu sắc gần giống nhau dẫn đến nhiều người bị nhầm lẫn.

Việc tạo ra hàng giả thu hút được người tiêu dùng và mang lại lợi nhuận cao, nên hàng giả hàng nhái ngày càng tràn khắp thị trường.

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu SHTT của các công ty chỉ chiếm tỉ lệ thấp. Do đó mà nhiều đối tượng tận dụng cơ hội này để làm hàng giả, hàng nhái, làm cho QLTT khó kiểm soát được. Vì vậy cần phải đăng ký bảo hộ SHTT để khi gặp phải trường hợp sản phẩm bị xâm phạm sẽ được hệ thống luật pháp bảo vệ.

Cần phải có giải pháp thích đáng để xử lý hàng giả hàng nhái.

Đầu tiên các doanh nghiệp cần phải đăng ký bảo hộ SHTT, đồng thời cần sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý, kiểm soát thị trường chặc chẽ hơn. Người tiêu dùng nên tìm hiểu lựa chọn sản phẩm kỹ càng trước khi mua để tránh nhầm lẫn. Ngoài ra “các chuyên gia cũng nêu ý kiến cần có cơ chế giảm thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, cũng như cho phép ghi nhận chi phí bảo vệ thương hiệu trong giá thành sản phẩm để các thương hiệu trong nước có khả năng cạnh tranh tốt hơn với các thương hiệu may mặc nước ngoài đang ngày càng phát triển nhanh và mạnh tại Việt Nam.”


Nguồn:Tạp chí tài chính

Tin khác